Nguyen Phuoc Toc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

THẾ TỔ CAO HOÀNG ĐẾ VUA GIA LONG

2 posters

Go down

THẾ TỔ CAO HOÀNG ĐẾ VUA GIA LONG Empty THẾ TỔ CAO HOÀNG ĐẾ VUA GIA LONG

Bài gửi  Admin Mon Feb 21, 2011 5:09 pm

THẾ TỔ CAO HOÀNG ĐẾ
VUA GIA LONG
Nhìn ngay hai chữ GIA LONG, đã chỉ từ Gia Định thành đến Thăng Long thành , tiêu biểu thống nhất giang sơn về một mối, đó là lịch sử, lịch sử luôn trung thực, Hiệu là sự thực, sự thực thể hiện công lao thống nhất sơn hà của Ngài Nguyễn Phúc Ánh.
Triều Vua Nguyễn từ đầu thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, khoảng một thế kỷ rưỡi, trải qua mười ba đời vua, từ thịnh đến suy, thăng trầm đủ cả.. .. và đã ghi danh vào lịch sử Việt Nam .
Cột cờ Hà Nội hiện nay là do Vua Gia Long cho xây dựng từ năm 1805 đến năm 1812 mới hoàn thành, theo Bách Khoa toàn thư mở “ Cột cờ Hà Nội hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812[1]). Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột, được coi là một trong những biểu tượng của thành phố” , và Hà nội luôn tự hào ; cụ thể qua một bài viết theo link :
http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Cot-co-Ha-Noi--Bieu-tuong-hung-thieng-cua-Thu-do/20099/70.vnplus
Cột cờ Hà Nội - Biểu tượng hùng thiêng của Thủ đô



“Cột cờ Hà Nội” nằm trên đường Điện Biên Phủ, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội, được xây dựng năm 1812, dưới thời Vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long.
“Cột cờ Hà Nội” là một trong số ít những công trình kiến trúc thuộc khu vực thành Hà Nội có may mắn thoát khỏi sự phá hủy do chính quyền đô hộ Pháp tiến hành trong ba năm 1894-1897.
Ngày 10/10/1954, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng - cờ Tổ quốc tung bay trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội”.
“Cột cờ Hà Nội” được công nhận là di tích lịch sử năm 1989. “
Vua Gia Long cho xây dựng kinh đô ở Huế, nhưng kỳ đài Huế không đồ sộ như Hà Nội, theo Bách Khoa toàn thư mở : “Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807) [1] [2] cùng thời gian xây dựng kinh thành. Đến thời Minh Mạng, Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840 “.
So hai cột cờ ở hai nơi; tại kinh đô Huế thì cột cờ đơn giản, nhưng tại địa đầu của giang sơn là Hà Nội thì cột cờ được xây dựng quy mô, vững chãi hơn, bề thế hơn và may mắn là không bị hư hao, phải sửa chữa nhiều lần như cột cờ Huế.
Đây cũng là tấm lòng của Vua Gia Long suy nghĩ cho giang sơn bờ cõi, điều này là chân lý, là sự thực muôn đời, nhờ tầm nhìn và tấm lòng của một vị vua khai sinh triều Nguyễn, mà ngày nay người Hà Nội luôn tự hào về cột cờ Hà Nội, điều này phải được công nhận và vinh danh cho người có công .
Còn tại Huế, quần thể di tích Cố Đô ; Hoàng Thành và các lăng tẩm, đền đài, đã được UNESSCO công nhận là DI SẢN THẾ GIỚI ;
http://thethaovanhoa.vn/383N2008721172818132T381/co-do-huedi-san-the-gioi-dau-tien-cua-viet-nam.htm
Cố đô Huế - di sản thế giới đầu tiên của Việt Nam
Ngày 11/12/1993, lần đầu tiên, một di sản của Việt Nam được xướng tên trong danh sách các di sản thế giới. Đó là quần thể di tích Cố đô Huế. Từ đây, người VN biết đến một “đấu trường” mới – nơi mà di sản được vinh danh vừa là “tột đỉnh” vinh quang đồng thời với trách nhiệm phải bảo vệ, bảo tồn nghiêm ngặt theo “tiêu chuẩn thế giới”.
Sau Vua Gia Long là Vua Minh Mạng đã có công hoàn tất công trình đồ sộ và quy mô của Hoàng Thành Huế, đúc Cửu Đỉnh, hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế, theo Bách Khoa toàn thư mở
“Vào năm 1816, khi thành Châu Đốc được đắp xong, Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh Lưu Phước Tường tâu lên, vua Gia Long xem địa đồ miền đất này liền truyền: Xứ này nếu mở đường thủy thông với Hà Tiên, thì hai đàng nông thương đều lợi. Trong tương lai, dân đến ở làng đông, đất mở càng rộng, sẽ thành một trấn to vậy.
Biết thế, nhưng vua chưa ra lệnh đào ngay vì ngại đây là vùng đất mới mở, nhân dân còn cơ cực, nếu bắt làm xâu thêm khổ sở, lòng dân sẽ không yên.
Mãi đến tháng 9 năm Kỷ Mão (1819), vua Gia Long mới cho lệnh đào kênh, và công việc được bắt đầu khởi công vào tháng chạp năm ấy, trải qua mấy giai đoạn trong suốt 5 năm, đến tháng 5 năm Nhâm Thân (1824), dưới triều vua Minh Mạng mới xong “
Sự ích lơi của kênh Vĩnh Tế đã lưu truyền qua ca dao, cũng theo Bách Khoa toàn thư mở : :”Nên ca dao có câu:
Kênh Vĩnh Tế, biển Hà Tiên,
Ghe thuyền xuôi ngược bán buôn dập dìu. “
Căn cứ vài công trình tiêu biểu kể sơ qua trên, công lao của Vua Gia Long thật để đời, thật ích lợi đời đời , đi vào lịch sử Việt Nam, ghi tên vào danh sách di sản thế giới, và hơn thế nữa, đã dựng trước cho thủ đô Hà Nội ngày nay một cột cờ từ đầu thế kỷ 19, đây là tấm lòng và suy nghĩ của vua Gia Long cho giang sơn Việt Nam, và âu cũng là điềm báo trước cho cục diện ngày nay .
Tuy thế, chẳng những không được vinh danh, mà tất cả những gì có tên GIA LONG đều bị thay đổi cả, và còn hơn thế nữa là kể tội và nói xấu !!!!!!!
Đây quả là điều nghịch lý ! Không có GIA LONG thì cột cờ Hà Nội ở đâu mà ra ? Hoàng Thành Huế là điểm thu hút khách tham quan khắp thế giới, song song đó là nguồn thu của phát triển du lịch – như lời của Bí thư TT Huế đã phát biểu trên truyền hình Huế 2011.
Đã có ai làm được như tiền nhân – Vua Gia Long – đã làm cho đất nước Việt Nam , cụ thể vài việc tương đương như đã kể trên chưa ?
Kẻ hậu sinh bàn việc người xưa thì dễ, vì chỉ ở đầu môi, còn sống được như người xưa đã khó, làm được như người xưa lại càng khó hơn bội phần !!!!!!
Mong rằng mọi người : “trước khi nói hãy uốn lưỡi bảy lần”, đó là người có văn hóa, có hiểu biết và có ăn học . Bản thân mỗi một người, hãy tự kiểm điểm đã làm lợi ích được gì cho chính mình, cho tha nhân, cho gia đình, cho xã hội nhân quần, cho nhân loại …
Cho mình là xây dựng mình vào hàng NHÂN – nhân-nghĩa-lễ-trí-tín , cho tha nhân từ lời nói an ổn hay giúp đỡ được những gì khi tha nhân cần giúp đỡ, cho gia đình vì xây dựng gia đình an lành hạnh phúc đủ đầy nhân cách và tư cách, cho xã hội , cho nhân loại vì nguyện lực quên thân mình mà chỉ nghĩ đến lợi lạc quần sanh .
Vua Gia Long, đời đời vẫn là THẾ TỔ CAO HOÀNG ĐẾ, có công thống nhất giang sơn, khai sinh triều Vua Nguyễn, khai sinh ra những công trình để đời, lưu lại hàng lớp lớp con cháu Nguyễn Phước khắp năm châu bốn biển …..Lich sử Việt Nam đời đời, mãi mãi vẫn có tên Vua Gia Long, lịch sử là công bằng bậc nhất cho mỗi một người . Không ai có thể bẻ cong sự thật, bóp méo lịch sử được, những gì mà con người không xử được thì lịch sử luôn xử được.

Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 12
Join date : 19/02/2011

https://nguyenphuoctoc.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

THẾ TỔ CAO HOÀNG ĐẾ VUA GIA LONG Empty Đồng ý. Không biết Hội đồng trị sự ở Huế có làm được không?

Bài gửi  trolyvn Wed Feb 23, 2011 6:37 pm

Smile

trolyvn

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 23/02/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết