Không nên cổ động dòng văn học bịa đặt, bôi nhọ người khác
Nguyen Phuoc Toc :: THẾ TỔ CAO HOÀNG ĐẾ VUA GIA LONG :: Dị Hương: Sao lại bịa chuyện bôi xấu Vua Gia Long đến thế?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Không nên cổ động dòng văn học bịa đặt, bôi nhọ người khác
ĐINH PHONG
Cuối năm 2010, giới viết văn xôn xao về việc Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng hạng cao cho tập truyện “Dị hương” của ông Sương Nguyệt Minh - một người cầm viết mặc quần áo lính. Người khen cũng có, người chê cũng không ít. Đã có hàng loạt bài viết về tập sách này.
Tôi không bình luận về các truyện ngắn trong tập này, mà chỉ nói đến truyện ngắn “Dị hương” - truyện ngắn mô tả vua Gia Long là một người hoang dâm, vô độ, giết cung nữ không nương tay, giết hại người tình của mình có mùi hương lạ (dị hương) và cuối cùng đè chết người đẹp có mùi hương lạ. Ông vua này, còn rình rập xem người đẹp tắm - được Sương Nguyệt Minh tả rất tỉ mỉ một cách thô tục. Sự thật là thế nào?
Chúa Nguyễn Phúc Ánh (Hoàng đế Gia Long) khi chiếm Phú Xuân có lấy một người vợ của vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toàn là Lê Ngọc Bình - em ruột Lê Ngọc Hân vợ Quang Trung. Vua Gia Long phong Lê Ngọc Bình là đệ tam hoàng hậu và sống với bà vợ này từ 1802 đến 1810, sinh hạ được 4 người con gồm hai trai, hai gái. Việc vua chúa có nhiều vợ, nhiều cung tần mỹ nữ, chọn người đẹp này, người đẹp kia là lề thói của vua chúa, không bàn ở đây. Song trong lịch sử của dân tộc ta, trong gia phả của họ Nguyễn Phước không có ghi chép về vua Gia Long hoang dâm vô độ, tàn sát cung tần, giết người vì gái đẹp, thậm chí hút hết “dị hương” và đè chết người đẹp. Sử sách có ghi: Lê Ngọc Bình mất 1810 sau 8 năm sống với Gia Long. Nhưng Sương Nguyệt Minh lại cho bà ta chết từ sau lúc gặp Gia Long…
Viết truyện ngắn cũng như các thể loại văn học đều có thể hư cấu. Song văn học chỉ cho phép hư cấu với các nhân vật và sự việc không có tên tuổi, địa chỉ cụ thể. Ví như Trần Bạch Đằng viết “Ván bài lật ngửa” với nhân vật có thực là Phạm Ngọc Thảo nhưng khi viết ông đã đổi là Nguyễn Thành Luân mà người đọc sách, xem phim vẫn hiểu nhân vật hư cấu đó là Phạm Ngọc Thảo.
Sương Nguyệt Minh có thể hư cấu, thêm thắt về nhân vật vua chúa nào đó, nhưng không thể lấy Gia Long là nhân vật có thực để bịa đặt những điều xấu xa vào cuộc đời ông. Nhớ ngày cách đây 20 năm, chúng ta đã không bằng lòng khi Nguyễn Thiệp viết “Kiếm sắc” xúc phạm đến vị vua mà nhân dân yêu quý. Bây giờ Sương Nguyệt Minh lại đem vua Gia Long ra bôi nhọ, bịa đặt những điều không có cho một vị vua có công thống nhất đất nước, đặt tên Việt Nam cho dải đất hình chữ S, nhưng lại có sai lầm là để đánh bại Tây Sơn đã cầu viện quân Pháp và Xiêm. Công và sai lầm của Gia Long đã được sử sách ghi rõ. Song có người lại quá nhấn mạnh đến công mà lại không làm rõ sai lầm của Gia Long; lại có người lại cố tình nhấn mạnh sai lầm cầu viện Tây và Xiêm và xóa nhòa công lao của Gia Long. Bây giờ lại xuất hiện một loại mới: bịa đặt, thêm thắt những điều xấu xa, bẩn thỉu cho một ông vua có công và có sai lầm. Việc thêm thắt những việc xấu xa không có trong lịch sử của vua Gia Long để làm gì?
Điều đáng lo ngại là khi Sương Nguyệt Minh - một người cầm viết mang áo lính lại mở ra một luồng văn học bịa đặt, vu cáo, bôi nhọ những người đã mất, có công hoặc vừa có công vừa có lỗi.
Chúng ta chủ trương “gác lại quá khứ” - thể hiện lòng vị tha và khoan hồng, hòa giải với những người có tội mới ngày hôm qua. Đảng ta lại có chỉ thị đại ý: Đối với các nhân vật lịch sử, dù có thật hay huyền thoại đã được nhân dân yêu quý thì không được đem ra bàn tán, tìm cách xóa bỏ.
Vậy mà, Sương Nguyệt Minh lại đem Gia Long ra lăng nhục. Ông ta có sai lầm nhưng ông ta có công lớn là thống nhất đất nước, các vua Nguyễn cháu con của ông có công mở nước về phương Nam, có vua yếu hèn trước sự xâm lăng của thực dân Pháp, nhưng cũng có những ông vua yêu nước như Duy Tân, Hàm Nghi, Thành Thái…
Sương Nguyệt Minh viết: “Dị hương” là điều không nên, nhưng Hội Nhà văn Việt Nam lại cổ vũ đề cao. Với cách viết này, liệu có thể còn ai đó sẽ viết, bịa đặt, bôi nhọ về những người nhân dân ta yêu mến? Đã ủng hộ, đề cao “Dị hương” của Sương Nguyệt Minh liệu có đề cao các truyện ngắn tiếp theo bịa đặt, vu cáo những người khác?
Một truyện ngắn như “Dị hương” đáng lẽ nên phê bình và không cho phát tán rộng rãi bởi xúc phạm đến những người yêu quý lịch sử, những người tôn trọng sự thật. Điều đáng nói là Hội Nhà văn Việt Nam không góp phần đoàn kết các họ tộc, các địa phương một khi xúc phạm đến Gia Long - là người đứng đầu dòng họ Nguyễn Phước có nhiều cháu con đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Ai cũng sẽ chạnh lòng khi ông cha bị nhắc đi nhắc lại những sai lầm thiếu sót đã qua, huống chi là những điều vu cáo, bịa đặt về một dòng họ.
Ông Sương Nguyệt Minh và Hội Nhà văn Việt Nam có thấy sự nguy hiểm khi đưa ra và cổ động dòng văn học vu cáo, bịa đặt này không?
Đ.P
Cuối năm 2010, giới viết văn xôn xao về việc Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng hạng cao cho tập truyện “Dị hương” của ông Sương Nguyệt Minh - một người cầm viết mặc quần áo lính. Người khen cũng có, người chê cũng không ít. Đã có hàng loạt bài viết về tập sách này.
Tôi không bình luận về các truyện ngắn trong tập này, mà chỉ nói đến truyện ngắn “Dị hương” - truyện ngắn mô tả vua Gia Long là một người hoang dâm, vô độ, giết cung nữ không nương tay, giết hại người tình của mình có mùi hương lạ (dị hương) và cuối cùng đè chết người đẹp có mùi hương lạ. Ông vua này, còn rình rập xem người đẹp tắm - được Sương Nguyệt Minh tả rất tỉ mỉ một cách thô tục. Sự thật là thế nào?
Chúa Nguyễn Phúc Ánh (Hoàng đế Gia Long) khi chiếm Phú Xuân có lấy một người vợ của vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toàn là Lê Ngọc Bình - em ruột Lê Ngọc Hân vợ Quang Trung. Vua Gia Long phong Lê Ngọc Bình là đệ tam hoàng hậu và sống với bà vợ này từ 1802 đến 1810, sinh hạ được 4 người con gồm hai trai, hai gái. Việc vua chúa có nhiều vợ, nhiều cung tần mỹ nữ, chọn người đẹp này, người đẹp kia là lề thói của vua chúa, không bàn ở đây. Song trong lịch sử của dân tộc ta, trong gia phả của họ Nguyễn Phước không có ghi chép về vua Gia Long hoang dâm vô độ, tàn sát cung tần, giết người vì gái đẹp, thậm chí hút hết “dị hương” và đè chết người đẹp. Sử sách có ghi: Lê Ngọc Bình mất 1810 sau 8 năm sống với Gia Long. Nhưng Sương Nguyệt Minh lại cho bà ta chết từ sau lúc gặp Gia Long…
Viết truyện ngắn cũng như các thể loại văn học đều có thể hư cấu. Song văn học chỉ cho phép hư cấu với các nhân vật và sự việc không có tên tuổi, địa chỉ cụ thể. Ví như Trần Bạch Đằng viết “Ván bài lật ngửa” với nhân vật có thực là Phạm Ngọc Thảo nhưng khi viết ông đã đổi là Nguyễn Thành Luân mà người đọc sách, xem phim vẫn hiểu nhân vật hư cấu đó là Phạm Ngọc Thảo.
Sương Nguyệt Minh có thể hư cấu, thêm thắt về nhân vật vua chúa nào đó, nhưng không thể lấy Gia Long là nhân vật có thực để bịa đặt những điều xấu xa vào cuộc đời ông. Nhớ ngày cách đây 20 năm, chúng ta đã không bằng lòng khi Nguyễn Thiệp viết “Kiếm sắc” xúc phạm đến vị vua mà nhân dân yêu quý. Bây giờ Sương Nguyệt Minh lại đem vua Gia Long ra bôi nhọ, bịa đặt những điều không có cho một vị vua có công thống nhất đất nước, đặt tên Việt Nam cho dải đất hình chữ S, nhưng lại có sai lầm là để đánh bại Tây Sơn đã cầu viện quân Pháp và Xiêm. Công và sai lầm của Gia Long đã được sử sách ghi rõ. Song có người lại quá nhấn mạnh đến công mà lại không làm rõ sai lầm của Gia Long; lại có người lại cố tình nhấn mạnh sai lầm cầu viện Tây và Xiêm và xóa nhòa công lao của Gia Long. Bây giờ lại xuất hiện một loại mới: bịa đặt, thêm thắt những điều xấu xa, bẩn thỉu cho một ông vua có công và có sai lầm. Việc thêm thắt những việc xấu xa không có trong lịch sử của vua Gia Long để làm gì?
Điều đáng lo ngại là khi Sương Nguyệt Minh - một người cầm viết mang áo lính lại mở ra một luồng văn học bịa đặt, vu cáo, bôi nhọ những người đã mất, có công hoặc vừa có công vừa có lỗi.
Chúng ta chủ trương “gác lại quá khứ” - thể hiện lòng vị tha và khoan hồng, hòa giải với những người có tội mới ngày hôm qua. Đảng ta lại có chỉ thị đại ý: Đối với các nhân vật lịch sử, dù có thật hay huyền thoại đã được nhân dân yêu quý thì không được đem ra bàn tán, tìm cách xóa bỏ.
Vậy mà, Sương Nguyệt Minh lại đem Gia Long ra lăng nhục. Ông ta có sai lầm nhưng ông ta có công lớn là thống nhất đất nước, các vua Nguyễn cháu con của ông có công mở nước về phương Nam, có vua yếu hèn trước sự xâm lăng của thực dân Pháp, nhưng cũng có những ông vua yêu nước như Duy Tân, Hàm Nghi, Thành Thái…
Sương Nguyệt Minh viết: “Dị hương” là điều không nên, nhưng Hội Nhà văn Việt Nam lại cổ vũ đề cao. Với cách viết này, liệu có thể còn ai đó sẽ viết, bịa đặt, bôi nhọ về những người nhân dân ta yêu mến? Đã ủng hộ, đề cao “Dị hương” của Sương Nguyệt Minh liệu có đề cao các truyện ngắn tiếp theo bịa đặt, vu cáo những người khác?
Một truyện ngắn như “Dị hương” đáng lẽ nên phê bình và không cho phát tán rộng rãi bởi xúc phạm đến những người yêu quý lịch sử, những người tôn trọng sự thật. Điều đáng nói là Hội Nhà văn Việt Nam không góp phần đoàn kết các họ tộc, các địa phương một khi xúc phạm đến Gia Long - là người đứng đầu dòng họ Nguyễn Phước có nhiều cháu con đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Ai cũng sẽ chạnh lòng khi ông cha bị nhắc đi nhắc lại những sai lầm thiếu sót đã qua, huống chi là những điều vu cáo, bịa đặt về một dòng họ.
Ông Sương Nguyệt Minh và Hội Nhà văn Việt Nam có thấy sự nguy hiểm khi đưa ra và cổ động dòng văn học vu cáo, bịa đặt này không?
Đ.P
Nguyen Phuoc Toc :: THẾ TỔ CAO HOÀNG ĐẾ VUA GIA LONG :: Dị Hương: Sao lại bịa chuyện bôi xấu Vua Gia Long đến thế?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết